Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản luôn là một vấn đề quan trọng đối với người lao động, đặc biệt là đối với những người mới đến nước này. Nước Nhật nổi tiếng với mức sống cao, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt ở đây cũng cao hơn nhiều so với Việt Nam. Vậy mỗi tháng, chi phí sinh hoạt ở Nhật bao nhiêu tiền, bạn cần bao nhiêu tiền để sống tại Nhật Bản? Làm thế nào để quản lý chi phí và tích lũy được một khoản tiền lớn sau khi kết thúc thực tập? Các bí quyết chi tiết sẽ được SGTV tiết lộ trong bài viết dưới đây.
1. Mức lương thực tế của thực tập sinh tại Nhật
Tại Nhật Bản, mức lương cơ bản thường được tính theo giờ làm việc và hàng năm, vào tháng 10, mức lương tối thiểu được điều chỉnh theo từng tỉnh. Năm 2022, mức lương bình quân tối thiểu đã được tăng lên 930 yên/giờ. Với Tokyo đứng đầu với 1041 yên, Kanagawa và Osaka theo sau với 1041 yên và 992 yên. Trái ngược, Kochi và Okinawa có mức lương thấp nhất, chỉ 820 yên, tiếp theo là Tottori, Iwate với 821 yên.
Với mức lương theo giờ và làm việc 8 tiếng mỗi ngày, tính ra trong 21 ngày làm việc trong tháng, mức lương cơ bản của thực tập sinh tại Nhật dao động từ 15-18 man/tháng (tương đương 30-36 triệu đồng/tháng). Trong ngành xây dựng, mức lương có thể lên đến 20-25 man/tháng (tương đương 40-50 triệu đồng/tháng). Nếu có cơ hội làm thêm giờ từ công ty, thu nhập có thể tăng đáng kể.
Thực tế, một số thực tập sinh của SGTV đã nhận được mức lương thực lĩnh lên đến 30 triệu đồng/tháng. Điều này phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của công ty tại Nhật, bao gồm cơ hội làm thêm giờ ổn định và các chế độ hỗ trợ như miễn/giảm tiền thuê nhà.
2. Khám phá các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản
Ngoài lương, việc hiểu rõ về chi phí sinh hoạt ở Nhật là quan trọng để người lao động chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống làm việc tại Nhật Bản. Dưới đây là một số khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật cụ thể mà người lao động sẽ phải đối mặt:
- Tiền thuê nhà: Chi phí thuê nhà thường nằm trong khoảng 10.000 – 20.000 Yên/tháng, nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, giá thuê có thể lên đến 30.000 Yên/tháng.
- Tiền gas, điện nước: Chi phí gas, điện nước dao động từ 5.000 – 10.000 Yên/tháng, tùy thuộc vào mức độ sử dụng cá nhân và điều kiện thời tiết.
- Tiền ăn uống: Giá thực phẩm tại Nhật Bản khá cao, với mức chi trả trung bình từ 20.000 – 30.000 Yên/tháng, nhưng có thể biến động tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống của từng người.
- Tiền thuế và bảo hiểm: Người lao động phải trả tiền thuế và các khoản bảo hiểm bắt buộc khi làm việc tại Nhật Bản. Chi phí thuế thường nằm trong khoảng 3.000 – 6.000 Yên/tháng và được trừ trực tiếp từ tiền lương hàng tháng. Các khoản bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể chiếm khoảng 20.000 – 25.000 Yên/tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng và trở về nước, người lao động có thể nhận được một khoản hoàn thuế (gọi là Nenkin) từ 60 – 70 triệu đồng cho thời gian làm việc 3 năm.
- Các chi phí khác: Bao gồm tiền mạng, tiền di chuyển, mua sắm, và nhiều khoản chi phí khác. Trung bình, các khoản chi phí này dao động từ 5.000 – 10.000 Yên/tháng, phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu cá nhân và địa điểm làm việc.
Với tổng cộng các khoản chi phí trên, trung bình chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản trong 1 tháng cho người lao động dao động từ 70.000 – 80.000 Yên/tháng. Tuy nhiên, con số này có thể biến động theo điều kiện tài chính và lối sống cá nhân, nhưng với các chi phí cơ bản này, người lao động có thể duy trì một mức sống ổn định khi làm việc tại Nhật Bản.
Xem thêm: Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản 2024 gồm những gì?
3. Bí quyết tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản hiệu quả
Dưới đây là một số bí quyết giúp người lao động tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản và vẫn duy trì một cuộc sống tốt:
3.1. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý để tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật
Hãy lên kế hoạch chi tiêu hàng tuần hoặc hàng tháng, phân bổ tiền cho các khoản ăn uống, quần áo, tiện ích như điện, nước, gas, nhà ở, bảo hiểm và tiêu dùng hàng ngày. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tiền đã chi và điều chỉnh tài chính một cách hợp lý.
3.2. Tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật
Nấu ăn tại nhà là một cách tiết kiệm chi phí hàng ngày. Bạn có thể nấu ăn cho nhiều bữa trong một ngày và chia nhỏ để tiết kiệm gas và công sức. Việc này đảm bảo an toàn thực phẩm và giúp bạn tiết kiệm tiền mua đồ ăn sẵn.
3.3. Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp là cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật hiệu quả
Giao thông công cộng tại Nhật Bản phát triển và rất phổ biến. Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp là cách tiết kiệm chi phí di chuyển nếu địa điểm làm việc gần nhà. Mua một chiếc xe đạp cũ cũng là một cách tiết kiệm chi phí tốt.
3.4. Lựa chọn nhà mạng hợp lý
Phí sử dụng điện thoại tại Nhật có thể khá cao, đặc biệt là cuộc gọi quốc tế. Hãy tìm kiếm nhà mạng cung cấp gói cước rẻ hoặc sử dụng các ứng dụng gọi điện qua mạng để tiết kiệm chi phí gọi điện.
3.5. Tham gia hoạt động miễn phí
Nhật Bản có nhiều hoạt động miễn phí hoặc giảm giá mà bạn có thể tham gia. Điều này không chỉ giúp bạn trải nghiệm văn hóa đặc sắc mà còn tiết kiệm chi phí giải trí.
Xem thêm: Chi phí, mức lương, thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản 2024
3.6. Mua hàng giảm giá, cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật được nhiều người áp dụng
Nhật Bản có nhiều chương trình giảm giá đặc biệt vào các thời điểm nhất định. Hãy chờ đợt giảm giá để mua sắm những sản phẩm cần thiết với giá tiết kiệm.
Tóm lại, việc quản lý chi tiêu và áp dụng những biện pháp tiết kiệm thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt ở Nhật hiệu quả. Giúp bạn sinh sống và làm việc tại Nhật Bản một cách tốt nhất mà vẫn có thể tiết kiệm được một phần chi phí sinh hoạt. Mặc dù chi phí sinh hoạt ở đây cao, nhưng mức lương và chế độ đãi ngộ tốt tại Nhật Bản sẽ giúp bạn đối mặt với bài toán này một cách thuận lợi.
- Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản 2024 gồm những gì?
- Nhật Bản đối mặt với nguy cơ mất 25% GDP do dân số già hóa
- Lừa đảo xuất khẩu lao động: Bảo vệ bản thân bằng cách nào?
- Sashimi Nhật Bản: Hình ảnh gần gũi với nền văn hóa ẩm thực độc đáo
- Có được đóng bảo hiểm xã hội khi đi xuất khẩu lao động không?