Thông tin chương trình kỹ sư Nhật Bản
Thông tin chương trình kỹ sư Nhật Bản

THÔNG TIN KỸ SƯ NHẬT BẢN

THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ, KỸ THUẬT VIÊN NHẬT BẢN

Kỹ sư Nhật Bản, kỹ thuật viên Nhật Bản là gì?

Kỹ sư Nhật Bản, kỹ thuật viên Nhật Bản là chương trình dành riêng cho những người lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, ô tô,…

Thực tế, về bản chất thì tên gọi kỹ sư, kỹ thuật viên là một, theo đó kỹ thuật viên là tên chương trình, kỹ sư loại hình visa để làm việc tại Nhật Bản.

Một điểm thu hút lớn của chương trình kỹ sư và kỹ thuật viên Nhật Bản là mức lương cực kỳ hấp dẫn, thường cao gấp 4 – 5 lần so với mức lương tại Việt Nam. Đối với những người tham gia chương trình này, so với chương trình thực tập kỹ năng, nếu hợp đồng lao động kết thúc, họ có cơ hội gia hạn visa để tiếp tục công việc tại Nhật Bản lâu dài. Điều này mang lại sự ổn định và cơ hội phát triển sự nghiệp cho kỹ sư và kỹ thuật viên. Hơn nữa, họ còn được ưu ái bảo lãnh gia đình nếu đáp ứng đủ điều kiện.

PHẦN 1: LÝ DO NÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Chương trình kỹ sư Nhật Bản là chương trình dành riêng cho những người lao động có trình độ cao, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các công ty Nhật Bản. Chương trình này mang đến cho người lao động nhiều cơ hội hấp dẫn, bao gồm:

1. Kỹ sư Nhật Bản có mức lương cao

Mức lương của kỹ sư Nhật Bản cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của lao động phổ thông tại Việt Nam. Điều này giúp bạn có thể tích lũy được nhiều tiền để trang trải cuộc sống và thực hiện các kế hoạch tương lai.

Người lao động kỹ sư Nhật Bản có mức lương khởi điểm từ 30 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với mức lương trung bình của lao động phổ thông tại Việt Nam.

2. Kỹ sư Nhật Bản có điều kiện làm việc tốt

Người lao động được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, có đầy đủ các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ công việc.

3. Nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển bản thân

Bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, được tiếp xúc với các công nghệ mới và học hỏi từ những đồng nghiệp có trình độ cao. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và phát triển sự nghiệp.

Người lao động được đào tạo thêm về kỹ năng nghề nghiệp, tiếng Nhật và các kỹ năng mềm khác.

4. Kỹ sư Nhật Bản có cơ hội định cư lâu dài tại Nhật Bản

Sau khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động có thể xin gia hạn visa hoặc xin visa định cư lâu dài tại Nhật Bản. Hơn nữa, người lao động còn được bảo lãnh gia đình, người thân sang Nhật Bản nếu đáp ứng đủ điều kiện.

5. Để trải nghiệm văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia phát triển với nền văn hóa lâu đời và độc đáo. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, tìm hiểu về con người và đất nước này.

Nếu bạn là người lao động có trình độ cao và mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tốt tại Nhật Bản, chương trình kỹ sư Nhật Bản là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Điều kiện tham gia chương trình kỹ sư và kỹ thuật viên tại Nhật Bản có thể thay đổi tùy theo từng nhà tuyển dụng và ngành nghề, nhưng yêu cầu chung cho chương trình kỹ sư Nhật Bản vẫn là:

  • Độ tuổi: Nam và Nữ, từ 22 – 35 tuổi, một số đơn hàng nới lỏng tới 40 tuổi.
  • Chiều cao: Nữ cao từ 1m50, nặng 45kg trở lên; Nam cao từ 1m60, nặng 50kg trở lên.
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng hệ chính quy 3 năm và tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư.
  • Chuyên ngành: Phụ thuộc vào từng công ty hoặc nhà tuyển dụng, bao gồm các ngành như cơ khí, xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp,…
  • Sức khỏe: Phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lây truyền như viêm gan A, B, C, HIV, giang mai. Viêm gan B cũng là một yếu tố cấm nhập cảnh vào Nhật.
  • Thị lực: Yêu cầu tối thiểu 6/10, nhưng một số đơn hàng có thể yêu cầu cao hơn, đặc biệt là đối với công việc lắp ráp linh kiện điện tử. Mù màu không được tham gia.
  • Sẹo, hình xăm: Chấp nhận hình xăm nhỏ, kín đáo.
  • Tiếng Nhật: Yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên. Một số đơn hàng không yêu cầu tiếng Nhật, nhưng có trình độ tiếng sẽ là lợi thế.
  • Pháp lý: Không có tiền án, tiền sự; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không nằm trong danh sách bị cấm xuất nhập cảnh; có đủ năng lực và thái độ tích cực đối với trách nhiệm dân sự.
  • Kinh nghiệm: 1 – 2 năm kinh nghiệm, một số đơn hàng không yêu cầu

* Lưu ý:

  • Những trường hợp đã tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh và không khai bằng cấp (Cao đẳng, Đại học), thì sẽ không thể quay lại Nhật theo diện kỹ sư, do không thể thay đổi hồ sơ.
  • Việc sử dụng bằng cấp giả để đi Nhật thep diện kỹ sư có thể bị trục xuất và cấm sang Nhật làm việc vĩnh viễn. Do đó, người lao động cần tuân thủ các quy định pháp luật khi tham gia làm việc tại Nhật Bản theo chương tình kỹ sư.

PHẦN 3: QUYỀN LỢI KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Khác biệt với việc xuất khẩu lao động Nhật Bản dưới hình thức thực tập sinh, công việc của kỹ sư Nhật Bản được hưởng những quyền lợi và chế độ phúc lợi vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà các kỹ sư Nhật Bản sẽ được trải nghiệm:

  • Chế độ đãi ngộ hấp dẫn: Lương tháng của kỹ sư không chỉ cao ngang bằng đồng nghiệp Nhật Bản, mà còn không phải chịu các khấu trừ nhiều. Ngoài ra, họ còn được hưởng lương tăng ca, tiền thưởng và nhiều phúc lợi khác.
  • Chế độ phúc lợi tương đương người bản xứ: Kỹ sư được đóng bảo hiểm, thực hiện khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, đồng thời được đảm bảo thời gian làm việc, tạo ra môi trường làm việc ổn định và an toàn.
  • Cơ hội kéo dài thời hạn visa tới 10 năm: Visa kỹ sư Nhật Bản không chỉ dễ dàng gia hạn mà còn mang lại cơ hội vĩnh trú, tạo nên sự ổn định và bền vững cho sự nghiệp của họ.
  • Bay sang Nhật trong thời gian sớm nhất: Lợi ích này giúp lao động hoàn thành thủ tục visa nhanh chóng, với thời gian xuất cảnh trong vòng 3 tháng.
  • Khả năng thăng tiến tại Nhật Bản và Việt Nam: Kỹ sư Nhật Bản có cơ hội thăng cấp quản lý tại Nhật Bản, và khi trở về Việt Nam, họ sẽ có cơ hội nghề nghiệp ở vị trí trưởng nhóm hoặc quản lý.
  • Điều kiện bảo lãnh gia đình: Sau 1 năm làm việc tại Nhật, công ty sẽ tạo điều kiện để kỹ sư có thể bảo lãnh vợ, mang lại sự ổn định cho gia đình của họ.

Để đảm bảo bạn có cái nhìn đầy đủ về những ưu đãi mà chương trình mang lại cho người lao động, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ về quyền lợi của kỹ sư khi làm việc tại Nhật Bản.

PHẦN 4: CHI PHÍ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Tổng chi phí để đi Nhật Bản theo diện kỹ sư trung bình dao động từ 71 triệu đồng đến 119 triệu đồng.

Khác với chương trình xuất khẩu lao động diện thực tập sinh, chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư có sự biến động cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật và trình độ chuyên môn của từng ứng viên. Dưới đây là bảng tham khảo chi tiết về các khoản chi phí cụ thể về chương trình kỹ sư Nhật Bản mà bạn có thể theo dõi để chuẩn bị nền tảng kinh tế tốt nhất:

STT Khoản chi phí Mô tả chi tiết Số tiền dự kiến
1 Chi phí khám sức khỏe Điều kiện bắt buộc để xí nghiệp sàng lọc ứng viên. Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lao động 1.000.000 – 2.000.000 đồng
2 Chi phí dịch vụ Chi phí để thực hiện hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc 20.000.000 – 30.000.000 đồng
3 Chi phí đào tạo tiếng Nhật Có bằng tiếng Nhật từ N4 trở lên 0 đồng
Chưa biết tiếng Nhật: Tham gia khóa học tiếng từ 5 – 6 tháng 6.000.000 – 15.000.000 đồng
4 Đào tạo chuyên môn Tham gia lớp học đào tạo chuyên môn 10.000.000 – 15.000.000 đồng
5 Chi phí thủ tục, dịch thuật Bản dịch sang tiếng Nhật của mọi giấy tờ không phải tiếng Anh và tiếng Nhật 2.000.000 – 3.000.000 đồng
6 Chi phí xin visa Visa nhập cảnh 1 lần 610.000 đồng
Visa nhập cảnh nhiều lần 1.200.000 đồng
7 Chi phí vé máy bay Giá vé thay đổi tùy vào thời điểm đặt và hãng bay 5.000.000 – 16.000.000 đồng
8 Chi phí phát sinh Tiền ăn, ở trong thời gian chờ xuất cảnh 10.000.000 – 15.000.000 đồng

*Lưu ý: Đây là bảng chi phí tham khảo khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản, số tiền dự kiến có thể biến động theo điều kiện cụ thể và thị trường lao động tại thời điểm xem xét.

PHẦN 5: CÁC NGÀNH NGHỀ TUYỂN DỤNG KỸ SƯ PHỔ BIẾN NHẤT

Người lao động tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản được quyền lựa chọn ngành nghề, phù hợp với sở thích và trình độ cá nhân trong 7 nhóm ngành kỹ sư được tuyển dụng sang Nhật Bản làm việc phổ biến. Dưới đây là 7 nhóm ngành kỹ sư mà bạn có thể xem xét khi tham gia chương trình Kỹ sư Nhật Bản:

STT Nhóm ngành nghề Mô tả công việc Mức lương dự kiến
1 Kỹ sư điện – điện tử Lắp ráp các linh kiện điện tử, máy điện, bảng in,… 140.000 – 160.000 Yên/ tháng
(~24 – 28 triệu đồng/ tháng)
2 Kỹ sư xây dựng Vận hành máy móc thi công, giám sát các công trình cầu đường,… 200.000 – 250.000 Yên/ tháng
(~35 – 44 triệu đồng/ tháng)
3 Kỹ sư cơ khí, chế tạo Áp dụng các kiến thức kỹ thuật để tạo ra các thiết bị, máy móc, công cụ,… 190.000 – 200.000 Yên/ tháng
(~33 – 35 triệu đồng/ tháng)
4 Kỹ sư nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản,… 210.000 – 220.000 Yên/ tháng
(~37 – 39 triệu đồng/ tháng)
5 Kỹ sư công nghệ thông tin Giám sát, điều hành hệ thống máy tính, quản trị mạng, web,… 200.000 – 250.000 Yên/ tháng
(~35 – 44 triệu đồng/ tháng)
6 Kỹ sư công nghệ thực phẩm Kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu chất lượng sản phẩm, tạo nguyên liệu trong lĩnh vực sản xuất,… 190.000 – 210.000 Yên/ tháng
(~ 33 – 37 triệu đồng/ tháng)
7 Kỹ sư may mặc Điều hành sản xuất, quản lý sản phẩm, đánh giá sản phẩm, nghiên cứu các mẫu may,… 180.000 – 200.000 Yên/ tháng
(~32 – 35 triệu đồng/ tháng)

*Lưu ý: Mức lương chỉ mang tính chất tham khảo, mức lương của kỹ sư Nhật Bản tùy thuộc vào công ty tuyển dụng, ngành nghề, tính chất công việc, và khả năng sử dụng tiếng Nhật.

PHẦN 6: HỒ SƠ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Để tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin visa kỹ sư Nhật Bản sau đây:

  • Đơn xin cấp visa kỹ sư Nhật Bản.
  • Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn trên 6 tháng.
  • Ảnh thẻ kích thước 4,5cm*4,5cm. Yêu cầu ảnh chụp không quá 6 tháng.
  • Phiếu câu hỏi theo mẫu của Đại sứ quán Nhật Bản.
  • Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) bản gốc kèm bản photo.
  • Bản gốc giấy cam kết của cơ quan làm việc kèm bản photo.
  • Sơ yếu lý lịch 2 bản.
  • Chứng minh nhân dân photo công chứng 2 bản.
  • Sổ hộ khẩu photo công chứng tất cả các trang (2 bản).
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học hệ chính quy theo đúng chuyên ngành ứng tuyển.
  • Bằng hoặc chứng chỉ tiếng Nhật Bản tương đương ít nhất N4.
  • Xác nhận nhân sự do xã, phường nơi bạn cư trú cấp (1 bản).
  • 01 bản photo xác nhận hôn nhân.
  • Kết quả khám sức khỏe tại các bệnh viện được Bộ Lao động Thương binh & Xã hội công nhận khám sức khỏe cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

PHẦN 7: SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ VÀ THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN

Nhiều người lao động đang phân vân không biết liệu việc đi Nhật theo diện kỹ sư có mang lại lợi ích như mong đợi hay không, và liệu nên chọn xuất khẩu lao động theo hệ kỹ sư hay thực tập sinh sẽ là quyết định tốt nhất. Để giúp giải đáp thắc mắc này, việc tham khảo bảng so sánh dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ bạn trong việc đưa ra quyết định phù hợp nhất.

STT

Tiêu chí

Chương trình kỹ sư

Chương trình thực tập sinh

1

Điều kiện

  • Tốt nghiệp tối thiểu cao đẳng hệ chính quy 3 năm, tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư.
  • Tối thiểu N3 hoặc N4.
  • 1 – 2 năm kinh nghiệm, một số đơn hàng không yêu cầu.
  • Tối thiểu tốt nghiệp THCS/ THPT.
  • Trình độ tiếng Nhật: Giao tiếp cơ bản thành thạo, từ N5 trở lên.
  • Rất ít đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm.
2 Chi phí Khoảng 71 – 119 triệu đồng

Khoảng 110 – 150 triệu đồng

3 Thu nhập Khoảng 31 – 35 triệu đồng/tháng Khoảng 21 – 26 triệu đồng/tháng
4 Thời gian làm việc Lên tới 10 năm và có thể xin visa vĩnh trú Tối đa 3 năm, được gia hạn thêm 2 năm trở thành thực tập sinh kỹ năng đặc định
5

Quyền lợi

Được bảo lãnh gia đình, được chuyển việc trong thời gian làm việc Không được bảo lãnh gia đình, chuyển việc phải có lý do bất khả kháng
  • Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện, nên ưu tiên tham gia diện kỹ sư với những lợi ích như chế độ đãi ngộ hấp dẫn, phúc lợi tương đương với người bản xứ, visa có thể kéo dài tới 10 năm, cơ hội thăng tiến cao, thời gian bay nhanh chóng và khả năng được bảo lãnh gia đình.
  • Trong trường hợp không đủ điều kiện, bạn vẫn có thể tham gia chương trình thực tập sinh với những ưu điểm như thu nhập tốt hơn so với Việt Nam, môi trường làm việc chuyên nghiệp và khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống trong khoảng 1 – 3 năm.

PHẦN 8: QUY TRÌNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ NHẬT BẢN

Quy trình và thủ tục 07 bước khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản tại Sài Gòn Thiên Vương (SGTV):

Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn đơn hàng kỹ sư Nhật Bản

  • Tìm hiểu thông tin về các đơn hàng đang có tại SGTV.
  • Lựa chọn đơn hàng phù hợp với kỹ năng và mong muốn của bạn.

Bước 2: Khám sức khỏe theo yêu cầu

  • Thực hiện quá trình khám sức khỏe đầy đủ và đúng theo yêu cầu của chương trình.
  • Bảo đảm sức khỏe phù hợp với yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.

Bước 3: Hoàn thiện chi tiết hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết

  • Hoàn thiện đầy đủ và chính xác các thông tin trong hồ sơ cá nhân.
  • Thực hiện các thủ tục cần thiết, bao gồm việc xác minh các giấy tờ và chứng chỉ liên quan.

Bước 4: Đặt cọc để tham gia vào quá trình thi tuyển

Đặt cọc theo quy định của SGTV để đảm bảo sự cam kết và tham gia vào quá trình thi tuyển một cách nghiêm túc.

Bước 5: Tham gia phỏng vấn với đơn vị tuyển dụng

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn với đơn vị tuyển dụng.
  • Trả lời mọi câu hỏi một cách chân thực và thuyết phục.

Bước 6: Hoàn tất thủ tục khi có kết quả trúng tuyển

Hoàn tất các thủ tục và giấy tờ liên quan khi bạn nhận được kết quả trúng tuyển từ đơn vị tuyển dụng.

Bước 7: Hoàn tất phí và thủ tục xuất cảnh

  • Chuẩn bị và hoàn tất các khoản chi phí, các thủ tục cần thiết để xuất cảnh theo lịch trình đã đề ra.
  • Xuất cảnh.

*Lưu ý: Quy trình tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản có thể khác nhau dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm cụ thể của từng lao động như: Lao động chưa từng sang Nhật; Lao động đã từng đi du học; Lao động đã từng tham gia chương trình thực tập sinh.

PHẦN 9: CUỘC SỐNG, KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA KỸ SƯ NHẬT BẢN

Nhật Bản là một quốc gia phát triển với nền kinh tế mạnh mẽ, môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương cao. Chính vì vậy, chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ người lao động Việt Nam.

1. Cuộc sống của kỹ sư Nhật Bản

Cuộc sống tại Nhật Bản được đánh giá là an toàn, sạch sẽ và văn minh. Người dân Nhật Bản rất lịch sự và thân thiện. Tuy nhiên, cuộc sống tại Nhật Bản cũng có những điểm khác biệt so với Việt Nam, chẳng hạn như:

  • Văn hóa: Văn hóa Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như cách ăn uống, cách giao tiếp,… Người lao động Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về văn hóa Nhật Bản để tránh những hiểu lầm không đáng có.
  • Ngôn ngữ: Người lao động Việt Nam cần trau dồi và nâng cao trình độ tiếng Nhật để có thể giao tiếp và sinh hoạt tại Nhật Bản.
  • Khí hậu: Khí hậu Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ở Nhật Bản thường rất nóng và ẩm, còn mùa đông rất lạnh và có tuyết. Người lao động Việt Nam cần chuẩn bị trang phục phù hợp để thích nghi với khí hậu tại Nhật Bản.

2. Kinh nghiệm làm việc khi tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản

Người lao động Việt Nam cần lưu ý một số điều khi làm việc tại Nhật Bản, chẳng hạn như:

  • Tuân thủ quy định của công ty và pháp luật Nhật Bản: Người lao động Việt Nam cần tuân thủ nghiêm túc các quy định của công ty và pháp luật Nhật Bản để tránh gặp rắc rối.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng: Người lao động Việt Nam cần nỗ lực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng để có cơ hội thăng tiến và duy trì công việc lâu dài.
  • Giao tiếp với đồng nghiệp và người Nhật: Người lao động Việt Nam nên chủ động giao tiếp với đồng nghiệp và người Nhật để hòa nhập với môi trường làm việc tại Nhật Bản.

Chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản theo diện kỹ sư là một cơ hội tốt để người lao động Việt Nam nâng cao thu nhập, tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân. Tuy nhiên, người lao động cần chuẩn bị kỹ về mọi mặt để có thể thành công khi làm việc tại Nhật Bản.